image description

Văn hóa trang phục dân tộc Thái Mường Lò, Nghĩa Lộ

  • 11/04/2024

Với khoảng 13,000 người dân tộc Thái sống ở khắp lòng chảo Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ. Khi tới đây, du khách sẽ gặp những cô gái Thái mặc váy đen, áo cóm và khăn piêu, nét đặc trưng của người Thái núi rừng Tây Bắc.

Trang phục người Thái - Mường Lò, Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Khi nói đến trang phục phụ nữ Thái, người ta thường nhắc đến chiếc áo cóm, một loại áo cánh ngắn ôm chặt lấy thân, lúc mặc vạt áo cho vào trong cạp váy. Người Thái trắng mặc áo cóm có cổ cao, trong khi người Thái đen mặc áo cóm có cổ thấp có hình chữ V. Bên trong cổ áo và tay áo có một đường viền nhỏ tinh tế. Điều này làm cho cổ áo đứng, ôm và tay áo tròn tự nhiên.

ao com

Nổi bật là phần nẹp áo được làm bằng vải sẫm màu. Những hàng cúc bạc có hình con bướm, con ve hoặc con ong được "đơm" trên phần nẹp áo. Vì cúc áo đại diện cho sự khác biệt giữa nam và nữ, nên chúng cũng phải có con đực, con cái. Đối với phụ nữ có chồng, số lượng cúc chẵn cho thấy người mặc chiếc áo có đôi có cặp. Đối với những cô gái chưa kết hôn, số cúc có thể là 11,13,15 v.v... Điều này cho thấy cô gái mặc chiếc áo đó chưa có chồng và đang tìm kiếm đối tượng cho đủ đôi đủ cặp. Một miếng chi tiết nhỏ được gọi là "tó son" sẽ được cắt vào phần nách áo. vì phần "tó son" ôm ngực và eo của người phụ nữ.

cuc ao

Trước đây, vải bông nhuộm chàm và vải kẻ thổ cẩm là chất liệu được dệt tay cho những bộ quần áo màu đen của người Thái. Sau này, phụ nữ dân tộc Thái đã phát triển những chiếc áo cóm có nhiều màu sắc hơn, nhưng vẫn đảm bảo rằng chúng được may đúng kiểu. Khi mặc các bộ gam màu đan xen, chúng làm rạng rỡ khuôn mặt thanh khiết của những thiếu nữ miền sơn cước.

Váy trong tiếng Thái được gọi là Hua a xỉn, xưa thường được làm bằng vải bông nhuộm chàm, nay được làm bằng vải nhung hay xa-tanh. Khổ váy rộng từ 170 cm đến 220 cm, tùy thuộc vào chiều cao của người mặc. Cạp váy được gọi là "tin xỉn" bằng vải kẻ thổ cẩm, có viền tinh tế bằng vải thổ cẩm đỏ ở mép dưới, thể hiện đôi chân không sợ chông gai và đau đớn của người con gái Thái, chinh phục núi rừng bằng dòng máu đang chảy trong người họ.

cap vay

Váy Thái cổ có phần cạp váy màu nhạt hơn thân váy và có phần lót "long xỉn" bên trong, làm cho váy kín đáo hơn. Váy có thể gập hai bên vào giữa hoặc gấp về một bên, làm cho chiếc váy có độ xoè khi bước đi, lên cầu thang, lao động hoặc múa, đồng thời làm cho chiếc váy trở nên xúng xính hơn.

Dây lưng bằng tơ nhuộm màu xanh là một phụ kiện không bao giờ thiếu của trang phục phụ nữ Thái. Tất cả các hoa văn mô tả đời sống hằng ngày đều được dệt vào dây lưng thổ cẩm của trang phục Thái cổ.

day lung

Một loại trang sức khác đi kèm với phần dây lưng là xà tích. Khi người phụ nữ có chồng cuốn xà tích, họ chỉ cuốn một nửa vòng cho mình, thể hiện nửa vòng còn lại là dành cho chồng và con. Cuốn xà tích cả vòng đối với người con gái chưa chồng. Có một chùm chìa khoá trên xà tích mô tả người phụ nữ là "tay hòm chìa khoá" của gia đình.

xa tich

Người Thái Mường Lò không sử dụng khăn piêu để đội hằng ngày. Khăn họ đội hằng ngày chỉ là khăn được nhuộm chàm đen và có hai đầu được viền bằng chỉ màu tím, hồng hoặc xanh. Nó có chiều dài từ 180 đến 200 cm và rộng từ 32 đến 35 cm. Theo sự giao thoa của văn hóa, phụ nữ Thái Mường Lò cũng chỉ sử dụng khăn piêu trong các dịp lễ hội. Còn trong trang phục hằng ngày, khăn họ dùng hằng ngày là loại khăn vuông được dệt hình kẻ ô vuông nhiều màu sắc.

khan doi

Nét độc đáo trong văn hóa trang phục của người phụ nữ Thái là "tằng cẩu". "Tằng cẩu" đại diện cho một người phụ nữ đã kết hôn. Lễ "cản trọng", là lễ độn tóc cho người con gái sắp lấy chồng, bắt đầu vào giờ lành mà hai bên trong gia đình đã chọn để "tằng cẩu" cho cô dâu. Người phụ nữ Thái để “cản trọng” suốt đời thể hiện tình yêu với chồng con. Các cô gái Thái học cách dệt và may thêu từ mẹ của họ. Mỗi bộ trang phục và thổ cẩm được làm là tình cảm và là sự hào hứng của mỗi cô gái Thái.

Các giá trị văn hóa lâu đời của người Thái được thể hiện một phần qua trang phục truyền thống của họ. Nó không chỉ là thể hiện trang phục sử dụng hằng ngày, mà còn thể hiện các yếu tố văn hóa, thẩm mỹ và tín ngưỡng trong mối quan hệ cộng đồng đã tồn tại hàng nghìn năm qua của người dân tộc Thái.

Bình Luận